An toàn thực phẩm là nhu cầu quan tâm của tất cả mọi người. Có thể được xác định như là sự chắc chăn thực tế rằng tổn thương hay bệnh tật sẽ không phải do việc tiêu thụ thức ăn gây ra.
Tiêu chuẩn ISO 22000 có thể được áp dụng ở mọi doanh nghiệp/tổ chức nào tham gia vào chuỗi cung ứng thực phẩm.
Mục đích lớn nhất là hướng tới việc đảm bảo cho các doanh nghiệp thực phẩm có đủ khả năng để kiểm soát được mọi mối nguy. Các mối nguy này có thể xảy ra ở bất cứ khâu nào, từ khâu chuẩn bị nguyên liệu đầu vào, tiến hành nuôi trồng, đánh bắt cho tới thu hoạch, chế biến và đem đến tay người tiêu dùng. Nhằm đảm bảo những thực phẩm khi được tiêu thụ là hoàn toàn an toàn, không ảnh hưởng tới sức khỏe con người.
Không chỉ ISO 22000 mà các hệ thống thực phẩm hiện nay đều có mục đích quan trọng là: đảm bảo cho sản phẩm được sản xuất và bảo quản an toàn, đảm bảo sức khỏe của người tiêu dung.
Hậu quả của thực phẩm không an toàn có thể rất nghiêm trọng. Các yêu cầu quản lý an toàn thực phẩm của tiêu chuẩn ISO giúp cho các cơ sở xác định và kiểm soát các mối nguy về an toàn thực phẩm, đồng thời kết hợp cùng với các tiêu chuẩn quản lý ISO khác, chẳng hạn như ISO 9001.
Áp dụng cho tất cả các loại nhà sản xuất, ISO 22000 cung cấp một lớp đảm bảo an toàn cho thực phẩm toàn cầu của chuỗi cung ứng, giúp sản phẩm xuất khẩu toàn cầu và mang đến cho tất cả mọi người thực phẩm mà họ có thể tin tưởng.
Tiêu chuẩn ISO 22000:2018 mới nhất và chính thức thay thế cho phiên bản trước đó là ISO 22000:2005.
ISO 22000 phiên bản mới nhất hiện tại đang được các doanh nghiệp áp dụng để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Bộ tiêu chuẩn ISO 22000 kết hợp các nguyên tắc Phân tích mối nguy và Điểm kiểm soát tới hạn (HACCP) và các bước ứng dụng được phát triển bởi Codex Alimentarius, với các chương trình tiên quyết.
Để hệ thống quản lý an toàn thực phẩm có hiệu lực và đảm bảo đạt được hiệu quả như mong đợi, các doanh nghiệp cần phải tuân thủ việc xây dựng và triển khai các chương trình tiên quyết. Cũng như có một hệ thống kiểm soát toàn diện cùng hệ thống văn bản hỗ trợ kèm theo nhằm hạn chế tối đa các nguy cơ gây ảnh hưởng tới độ an toàn.
Ngoài ra, ISO 22000 và HACCP là hai tiêu chuẩn vô cùng phổ biến với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thực phẩm. Sự khác nhau giữa ISO 22000 và HACCPcơ bản giúp doanh nghiệp lựa chọn được tiêu chuẩn phù hợp cho hệ thống quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm của mình.
Một doanh nghiệp, cơ sở thực phẩm đạt chứng nhậnISO 22000 về an toàn thực phẩm sẽ được khách hàng, đối tác nhìn nhận rằng doanh nghiệp, cơ sở thực phẩm của mình có khả năng quản lý an toàn thực phẩm đạt chuẩn quốc tế. Đây cũng là cách doanh nghiệp có thể tạo lợi thế cạnh tranh và dễ dàng được chấp nhận hơn khi muốn thực hiện thương mại quốc tế, đặc biệt là khi muốn tiếp cận các thị trường khó tính.
Ngoài ra, lại tiêu chuẩn hóa tất cả các hoạt động từ quản lý tới sản xuất hay kinh doanh của doanh nghiệp.Có thể thay thế cho nhiều tiêu chuẩn khác về quản lý an toàn thực phẩm như GMP, HACCP, EUROGAP, BRC, SQF, IFS...
Khi có chứng nhận ISO 22000 có thể thay thế Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm. Giảm thiểu chi phí bán hàng. Giảm thiểu tối đa những nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm hoặc các phàn nàn, phản hồi tiêu cực từ khách hang. Gia tăng sự uy tín, niềm tin cũng như sự hài lòng cho đối tác và khách hàng.Cải thiện hiệu suất của các hoạt động tổng thể trong doanh nghiệp.
Thuận tiện hơn trong việc tích hợp với các hệ thống quản lý như ISO 9001, ISO/IEC 17025 hay ISO 14001.Nâng cao hoạt động quản lý và truyền thông cho doanh nghiệp.Giảm thiểu tối đa các chi phí do phải thu hồi hay hủy bỏ sản phẩm lỗi, hỏng, kém chất lượng. Cải thiện hình ảnh và danh tiếng của thương hiệu, từ đó tăng sự trung thành của khách hàng đối với doanhnghiệp. Tăng sự tin cậy trong các công bố, phát ngôn của doanh nghiệp với khách hàng và truyền thông.Hạn chế tối đa các nguy cơ gây ảnh hưởng tới sức khỏe gây ra bởi thực phẩm.
Nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc do tối ưu được việc sử dụng các nguồn tài nguyên.Giúp doanh nghiệp dễ dàng kiểm soát được các mối nguy liên quan tới an toàn thực phẩm.Giúp doanh nghiệp quản lý một cách toàn diện và có hệ thống các chương trình tiên quyết.Tạo cơ sở vững chắc, hợp lệ khi đưa ra các quyết định trong doanh nghiệp. Giúp doanh nghiệp lập kế hoạch hiệu quả hơn và ít phải xác minh sau quá trình hơn.Là cơ sở để phát triển và cải tiến không ngừng hệ thống quản lý an toàn thực phẩm.
CÁC TIN CÙNG NGƯỜI ĐĂNG
CÁC TIN MỚI NHẤT CÙNG CHUYÊN MỤC: DU LỊCH, KHÁCH SẠN, NHÀ HÀNG
CÁC TIN ĐƯỢC XEM NHIỀU NHẤT THUỘC CHUYÊN MỤC: DU LỊCH, KHÁCH SẠN, NHÀ HÀNG
Số tin rao: 153,316 |
Số thành viên: 12,005 |
Hôm qua: 15,025 người xem |
Hôm nay: 6,706 người xem |
![]() |
Kỉ lục: 149,063 người xem ngày 23/10/2019 |