Nó là một phần trong HTML, thứ dùng để mô tả nội dung trang và khai báo cho các công cụ tìm kiếm cũng như khách truy cập vào website. Thẻ meta chỉ xuất trong phần code của trang và bất kỳ ai cũng có thể kiểm tra thông qua source code (bằng cách nhấn tổ hợp phím Ctrl + U).
Thẻ Meta là một yếu tố rất quan trọng cho mọi công cụ tìm kiếm. Nó xuất hiện trong mã HTMLcủa website và thông báo cho công cụ tìm kiếm biết nội dung của website đó. Mỗi một platform có các giải pháp khác nhau để thêm thẻ Meta. Ví dụ như WordPress có các plugin miễn phí hỗ trợ thẻ Meta để bạn tự do lựa chọn. Cá nhân tôi thì khuyên bạn sử dụng Yoast SEO – plugin phổ biến để hỗ trợ SEO hiệu quả.
Thẻ Meta có quan trọng đối với SEO trong năm 2018 không?Meta Tag – một yếu tố không thể thiếu trong chiến dịch SEO
Câu trả lời là có. Nhưng không phải tất cả thẻ Meta đều có thể giúp bạn SEO thành công trong năm 2018.
Theo kinh nghiệm của tôi, nếu bạn muốn xếp hạng cao trong kết quả tìm kiếm của Google trong năm nay thì cần tập trung vào chất lượng của nội dung (content) và sự hài lòng của người truy cập. Mục tiêu chính của bài viết này là giải thích thẻ Meta nào là tốt nhất để SEO thành công và thẻ nào thì không nên sử dụng.
“Thẻ Meta có thể gây ảnh hưởng đến cách người dùng xem trang web của bạn trong kết quả tìm kiếm và quyết định xem họ sẽ nhấp vào website của bạn hay không.” – John Mueller, 2017
Cách kiểm tra thẻ Meta trên websiteNếu bạn muốn kiểm tra thẻ Meta trên bất kỳ trang web nào thì chỉ cần nhấp chuột phải vào một nơi tùy ý trên website rồi chọn “View Page Source”. Bạn có thể sử dụng các công cụ như SEMrushvà Screaming Frog để kiểm tra các thẻ Meta trên bất kỳ website nào.
8 thẻ Meta quan trọng nhất trong SEO năm 2018Cá nhân tôi sẽ tập trung vào 8 thẻ Meta chính có thể cải thiện SEO cho các website đang hoạt động. Đó là:
Sau đây chúng ta hãy cùng tìm hiểu sâu hơn về 8 thẻ Meta trên.
Title Tag là một phần trong HTML dùng để chỉ rõ website của bạn với công cụ tìm kiếm và khách truy cập. Title Tag hỗ trợ cho tất cả trình duyệt, bao gồm Chrome, Firefox, Safari… Thẻ tiêu đề rất quan trọng đối với SEO và khách truy cập. Nó xuất hiện trong trang kết quả tìm kiếm và trong Tabs trình duyệt.
Bạn nên luôn thêm thẻ Title trong phần của trang web, ví dụ:
Đây là Tiêu đề mẫu
Độ dài tối ưu cho thẻ Title: Google thường hiển thị 55 – 64 ký tự (nên giữ mức dưới 60).
Thẻ tiêu đề thường xuất hiện trong trang kết quả tìm kiếm Google và trên Tab trình duyệt.
Title Tag chính là dòng chữ “Letweb: Thiết kế website trọn gói cao cấp”
Trên Tab trình duyệt, thẻ Title sẽ là tiêu đề bài viết của trang đó
Các điểm cần lưu ý để có 1 thẻ Title tốt, chuẩn SEO:
– Thêm “từ bổ nghĩa” (modifiers) vào sau thẻ Title (Làm thế nào để | Năm hiện tại | Đánh giá | Tốt nhất | Mẹo | Top | Dễ dàng)
– Nhúng từ khóa đuôi dài vào thẻ Title
– Thêm số vào tiêu đề của bạn (giống như tiêu đề bài viết này)
– Chèn từ khóa chính vào đầu thẻ Title
– Đừng nhồi nhét quá nhiều từ khóa
– Mỗi trang chỉ nên có 1 thẻ title duy nhất
Meta Description cũng là một phần thuộc về HTML, có nhiệm vụ tóm tắt nội dung trang web của bạn. Công cụ tìm kiếm thường hiển thị Meta Description trong kết quả tìm kiếm nằm bên dưới thẻ Title của bạn.
Hình minh họa vị trí của Meta Description
Code mẫu:
Google không dùng Meta Description để đánh giá xếp hạng; nhưng nó vẫn có ảnh hưởng lớn đến CTR (tỷ lệ nhấp chuột) của trang, bởi vì nó xuất hiện trong kết quả tìm kiếm.
Vào tháng 12 năm 2017, Google đã tăng độ dài Meta Description trong kết quả tìm kiếm. Giờ đây, Google lại xác nhận rằng nó đã rút ngắn độ dài sau khi mở rộng chúng vào tháng 12 năm ngoái.
Độ dài tối ưu cho Meta Description là gì?
Độ dài trung bình mới của một đoạn Meta Description trên máy tính để bàn là khoảng 160 ký tự, giảm từ khoảng 300 ký tự trở xuống. Trên thiết bị di động thì độ dài giảm xuống còn trung bình khoảng 130 ký tự.
Các điểm cần lưu ý để có 1 thẻ Description tốt, chuẩn SEO:
– Không nên chú ý quá nhiều vào số lượng ký tự vì Google có thể kéo hoặc co giãn nội dung mô tả dựa trên truy vấn của người dùng
– Không thêm Meta Description trùng lặp
– Thêm CTA vào trong Meta Description như Liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay, Đặt phòng ngay, Mua ngay với giá tốt…
– Thêm từ khóa chính vào Meta Description
– Một dung cung cấp một giải pháp, cách giải quyết cho vấn đề
– Hãy viết cho người dùng của bạn và khuyến khích họ nhấp vào bằng nội dung cụ thể và có liên quan
– Thêm vào bất kỳ chương trình giảm giá hoặc ưu đãi nào bạn đã thực hiện
– Thể hiện sự đồng cảm khi viết Meta Description
Thẻ Canonical là một loại thẻ liên kết có thuộc tính “rel=canonical”, được sử dụng nếu bạn có một URL của trang đơn có cùng nội dung với URL của các trang khác.
Bằng cách triển khai thẻ Canonical trong mã code, chúng tôi đang thông báo cho các công cụ tìm kiếm rằng URL này là trang chính và tránh lập chỉ mục (index) với URL của các trang trùng lặp khác.
Thẻ Canonical cho biết đâu là URL chính
Mẫu code kinh điển:
Chúng ta có nên chọn một URL chuẩn?
Nhiều URL như sau:
– http://www.example.com
– https://www.example.com
– http://example.com
– http://example.com/index.php
Google thấy tất cả các URL ở trên là phiên bản trùng lặp của Trang chủ. Và để khắc phục vấn đề này, thẻ kinh điển (rel = canonical) được tạo nên.
ID URL phiên:
Đây là các URL được tạo tự động bởi hệ thống và thường được thông qua URL tracking, liên kết đường dẫn và liên kết cố định trong CMS
– http://example.com/properties/villa-331-luxury-rental?partnerID=18
– http://example.com/target.php?session_id=rj3ids98dhpa0mcf3jc89mq1t0
URL di động:
Nó được dùng khi sử dụng một URL đặc biệt (m.exxample.com) cho phiên bản di động của website.
alternative text tag, hay còn gọi ngắn gọn là thẻ Alt, rất quan trọng đối với bất kỳ hình ảnh nào. Vì công cụ tìm kiếm không thể đọc nội dung hình ảnh, nên bạn cần phải thêm văn bản Alt phù hợp vào hình ảnh để công cụ tìm kiếm có thể xem xét chúng.
Minh họa về thẻ Alt trong hình ảnh
Đoạn Alt Tag mẫu:
Những điểm chính cần xem xét khi tạo thẻ alt cho hình ảnh:
– Tất cả hình ảnh phải có tên tệp chứa thông tin
– Thẻ Alt phải ngắn gọn và rõ ràng
– Luôn sử dụng loại hình ảnh gốc vì đây là bước quan trọng góp phần vào thành công của SEO
– Tạo sơ đồ trang web dạng hình ảnh
– Sử dụng 50-55 ký tự (tối đa 16 từ) trong thẻ Alt
– Tối ưu kích thước hình ảnh mà không làm giảm chất lượng của nó để có tốc độ tải trang nhanh hơn
Thẻ Meta Robots là một thẻ thuộc HTML, cung cấp sự hướng dẫn cho trình thu thập thông tin web về việc, có lập chỉ mục (index) hay ngăn lập chỉ mục một trang web hay không.
Thẻ Meta Robots có bốn giá trị chính cho trình thu thập thông tin của công cụ tìm kiếm:
– FOLLOW – Trình thu thập thông tin của công cụ tìm kiếm sẽ theo dõi tất cả các liên kết trong trang web đó
– INDEX – Trình thu thập thông tin của công cụ tìm kiếm sẽ lập chỉ mục cho toàn bộ trang web
– NOFOLLOW – Trình thu thập thông tin của công cụ tìm kiếm sẽ KHÔNG theo dõi trang và bất kỳ liên kết nào trong trang web đó
– NOINDEX – Trình thu thập thông tin của công cụ tìm kiếm sẽ KHÔNG lập chỉ mục trang web đó
Đoạn code thẻ Meta Robots mẫu:
– Có nghĩa là không lập chỉ mục hay không theo dõi trang web này.
– Có nghĩa là chỉ mục và theo dõi trang web này.
Lưu ý: Thẻ Meta Robots phải được đặt trong phần của trang web.
Thẻ tích hợp giữa URL website và các kênh xã hội như Facebook, Twitter
Open Graph Tags:
Thẻ Open Graph Meta được thiết kế để khuyến khích sự tích hợp giữa Facebook, LinkedIn, Google với các URL của trang web mà bạn đã chia sẻ trên các nền tảng này.
Dưới đây là ví dụ về cách các thẻ Open Graph trông như thế nào trong một HTML chuẩn:
Twitter Cards:
Thẻ Twitter hoạt động theo cách tương tự như thẻ Open Graph Meta, chỉ khác là thẻ Meta đặc biệt này chỉ dành cho Twitter. Twitter sẽ sử dụng các thẻ này để tăng cường hiển thị trang của bạn khi được chia sẻ trên nền tảng của họ.
Dưới đây là ví dụ về cách thẻ Twitter trông giống như một HTML chuẩn:
Header Tag, hay còn gọi là thẻ heading, được sử dụng cho các đề mục (heading) sáng tạo. Tức là bằng cách sử dụng chúng, chúng tôi có thể thay đổi phông chữ.
Các thành phần trong thẻ heading là H1, H2, H3, H4, H5 và H6 với H1 là mức cao nhất (hoặc quan trọng nhất) và H6 là thấp nhất.
H1 là quan trọng nhất, H6 là thấp nhất
Dưới đây là ví dụ về cách chúng tôi có thể sử dụng thẻ heading được lấy từ SEMrush:
9 mẹo để tăng tốc độ trang Shopify của bạn
Đoạn nội dung
một đoạn nội dung khác
Phân tích hiệu suất
Đoạn nội dung
RESPONSIVE DESIGN META TAG
Thẻ Meta quan trọng cuối cùng là thẻ Responsive Design Meta, mà chúng tôi gọi là “Viewport Meta Element”. Bằng cách sử dụng thẻ meta này, chúng tôi có thể kiểm soát bố cục của trang web trên trình duyệt thiết bị di động.
Thẻ này nằm ở phần đầu của trang web.
Cú pháp:
Lưu ý: Không sử dụng thẻ Meta Responsive Design này nếu các trang trên website của bạn chưa được responsive vì nó sẽ làm cho trải nghiệm người dùng tồi tệ hơn.
Vậy là bài viết này đã làm rõ được thẻ meta là gì và 8 thẻ meta quan trọng trong website giúp cải thiện thứ hạng website trong kết quả tìm kiếm. Bạn có đang thiếu thẻ meta nào không? Nếu có thì hãy nhanh chóng thêm vào nhé!
CÁC TIN CÙNG NGƯỜI ĐĂNG
CÁC TIN MỚI NHẤT CÙNG CHUYÊN MỤC: MÁY TÍNH, PHẦN MỀM
CÁC TIN ĐƯỢC XEM NHIỀU NHẤT THUỘC CHUYÊN MỤC: MÁY TÍNH, PHẦN MỀM
Số tin rao: 153,316 |
Số thành viên: 12,005 |
Hôm qua: 13,147 người xem |
Hôm nay: 14,129 người xem |
![]() |
Kỉ lục: 149,063 người xem ngày 23/10/2019 |