Gỗ công nghiệp với hai thành phần chính là cốt gỗ ( ván dăm hoặc bột gỗ được ép dưới áp suất cao) và lớp phủ bề mặt ( melamine, laminate, acrylic). Cốt gỗ kết hợp lớp phủ bề mặt sẽ tạo ra tấm ván công nghiệp được sử dụng trong sản xuất tủ bếp gỗ công nghiệp. Cùng tìm hiểu về công dụng của những loại vật liệu này qua bài viết dưới đây.
2 cốt gỗ công nghiệp phổ biến
Hai loại cốt gỗ công nghiệp phổ biến trong sản xuất tủ bếp gỗ công nghiệp là MDF và MFC
Cốt gỗ MFC
Gỗ MFC được tạo thành từ các cành cây, nhánh cây sau đó được đưa vào máy nghiền nát thành dăm và trộn keo đặc chủng để ép thành các tấm ván có độ dày khác nhau 9 ly, 12 ly, 17 ly, 24 ly. Kích thước tấm ván theo quy chuẩn 1200 x 2400 mm.
Ván dăm có đặc điểm không mịn, nhìn bằng mắt thường bạn có thể phân biệt được loại cốt này.
Ván dăm thường được sử dụng trong thi công nội thất văn phòng như bàn văn phòng, tủ tài liệu nơi độ ẩm không cao.
Ván dăm cũng có ván dăm thường và ván dăm chống ẩm. MFC chống ẩm được sử dụng thi công nội thất nơi có độ ẩm cao.
Cốt gỗ MDF
Đây là cốt gỗ được tạo thành từ các cành cây, nhánh cây sau đó được đưa vào máy nghiền nát thành bột, trộn với keo đặc chủng để ép thành ván có độ dày khác nhau.
Nhìn bằng mắt thường cũng có thể phân biệt được cốt MDF và cốt MFC. Cốt gỗ MDF nhìn mịn hơn cốt MFC và giá thành cũng cao hơn cốt gỗ MFC.
MDF cũng có hai loại cốt gỗ là cốt MDF thường và cốt MDF chống ẩm.
MDF có giá thành vừa phải và rẻ hơn gỗ tự nhiên. Với công nghệ hiện đại gỗ công nghiệp MDF khắc phục được những nhược điểm của gỗ tự nhiên như chống co ngót, cong vênh.
MDF chống ẩm là chất liệu phổ biến được sử dụng để sản xuất và thi công tủ bếp gỗ công nghiệp.
3 lớp phủ bề mặt phổ biến
Bè mặt Melamine
Là nhựa tổng hợp với độ dày rất mỏng, ước chừng 0.4 – 1 zem ( 1zem = 0.1mm) được phủ lên cốt gỗ, thông thường là cốt MFC hoặc MDF.
Bề mặt Melamine có ưu điểm
Bề mặt Melamine có giá thành rẻ, phù hợp với điều kiện kinh tế của khách hàng
Bề mặt bền màu, không bị phai màu trong quá trình sử dụng, khó trầy xước
Có thể dễ dàng lau chùi, vệ sinh tủ vì bề mặt trơn, láng mịn
Bề mặt Laminate
Cũng là nhựa tổng hợp như Melamine nhưng dày hơn Melamine khá nhiều. Độ dày của Laminate từ 0.5 – 1mm tùy từng loại ( có thể phân biệt Melamine và Laminate qua độ dày). Laminate cũng thường được phủ lên cốt MDF và MFC.
Laminate vân gỗ, vân đá gần gũi với người thích phong cách tự nhiên, thậm chí bề mặt cũng có độ nhám, sần sùi như gỗ, đá tự nhiên. Loại này được ưa chuông nhất trên thị trường, thường sử dụng cho các công trình nhà ở, văn phòng, khách sạn hay công trình công cộng.
Laminate màu trơn dùng cho các trang trí có tính hiện đại như tấm ốp tường, ốp trần, quầy, kệ. Loại này có hơn 100 màu để người tiêu dùng thoải mái lựa chọn.
Bề mặt Acrylic
Acrylic là một loại nhựa có nguồn gốc từ dầu mỏ, có thể trong suốt hoặc có màu sắc khác nhau. Lớp phủ Acrylic có tính chất xanh, sạch, bảo vệ môi trường.
Các vật liệu được tạo từ Acrylic nhiệt dẻo có khả năng chịu được tác động, chịu nhiệt cao, cùng sự xuyên thấu ( giống như những tấm kính nhưng nhẹ hơn rất nhiều ) và khả năng chống tia cực tím khá tốt .
Chính vì lẽ đó Acrylic được sử dụng ngày càng nhiều trong ngành nội thất, đặc biệt là sản xuất tủ bếp gỗ công nghiệp, tủ quần áo , … nó toát lên sự sang trọng, quý phái và trẻ trung .
Báo giá tủ bếp gỗ công nghiệp
Phụ thuộc vào cốt gỗ là gì (MDF, MFC…) + nguồn gốc xuất xứ của cốt gỗ ( cốt Thái Lan, Việt Nam, Indonesia….) + phụ thuộc vào lớp phủ bề mặt ( Melamine, Laminate, sơn màu hay Acrylic) sẽ cho ra báo giá tủ bếp gỗ công nghiệp khác nhau cho mỗi loại tủ bếp.
Giá MFC < MDF
Cốt thường < Cốt chống ẩm
Melamine < Sơn màu < Laminate < Acrylic
Quý khách có nhu cầu sản xuất và thi công tủ bếp, nhận báo giá tủ bếp gỗ công nghiệp vui lòng truy cập : http://anviethouse.vn/ hoặc liên hệ Hotline Anviethouse: 0965445110 để được tư vấn và hỗ trợ.
CÁC TIN CÙNG NGƯỜI ĐĂNG
CÁC TIN MỚI NHẤT CÙNG CHUYÊN MỤC: NỘI THẤT, ĐỒ GIA DỤNG
CÁC TIN ĐƯỢC XEM NHIỀU NHẤT THUỘC CHUYÊN MỤC: NỘI THẤT, ĐỒ GIA DỤNG
Số tin rao: 153,316 |
Số thành viên: 12,005 |
Hôm qua: 15,025 người xem |
Hôm nay: 2,552 người xem |
![]() |
Kỉ lục: 149,063 người xem ngày 23/10/2019 |