Trẻ sơ sinh thường rất dễ mắc các bệnh về mắt gây ra những biến chứng liên quan đến thị lực của trẻ nhỏ. Vì vậy, mẹ nên tham khảo các thông tin: Bệnh về mắt ở trẻ sơ sinh và các dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm dưới đây nhé!
II. Một số dấu hiệu và cách điều trị, phòng ngừa bệnh về mắt ở trẻ sơ sinh
Để sớm phát hiện sớm các bệnh về mắt ở trẻ sơ sinh và có biện phòng và điều trị sớm thì bạn cần phải học cách nhận biết các dấu hiệu bệnh về mắt ở trẻ sơ sinh, cách điều trị và phòng ngừa hiệu quả với một số kiến thức tham khảo một số dưới đây:
3. Viêm tắc tuyến lệ ở trẻ sơ sinh
Viêm tắc tuyến lệ ở trẻ sơ sinh có thể gây ra những biển chứng nặng nề cho thị lực của trẻ nếu như không được phát hiệu sớm và điều trị kịp thời, đúng cách. Ở trẻ sơ sinh tắc tuyến lệ là một trong những khuyết tật chiếm khoảng 6% số trẻ và rất khó phát hiện.
- Nguyên nhân của bện viêm tắc tuyến lệ ở trẻ sơ sinh: là do các tế bào biểu mô không tạo ra được những ống dẫn để hình thành ống mũi-lệ (ống lệ tỵ) khi đi xuống mũi. Hoặc do trẻ sơ sinh bị viêm nhiễm, làm cho nước mắt không lưu thông từ mắt xuống mũi của trẻ nên nước mắt không thể thoát ra ngoài và mắt trẻ luôn bị ngập nước mắt.
Viêm tắc tuyết lệ ở trẻ sơ sinh
- Dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh bị viêm tắc tuyến lệ:
+ Một số trẻ sơ sinh khi khóc không có nước mắt. Nếu bình thường khi trẻ không khóc có một thứ nước mắt chảy tràn ra mi rồi xuống má, đồng thời có luồng trào ngược một thứ chất nhầy được sản xuất trong túi lệ. Có thể da vùng đó nổi ban đỏ hoặc vết trợt do bị kích ứng hoặc cọ xát khi nước mắt rơi xuống. Nếu bị tắc hoàn toàn thì những dấu hiệu nói trên trở nên nghiêm trọng.
+ Nếu chỉ tắc một phần tuyến lệ thì tuyến lệ có khả năng để cho nước mắt cơ bản được sản xuất ra chảy xuống. Nhưng những lúc cơ thể gia tăng sản xuất nước mắt như trời lạnh, có gió hoặc tia nắng mặt trời chiếu, khi phần cuối ống mũi-lệ bị tắc thì nước mắt càng tràn ra nhiều hơn mà không phải do khóc.
Trẻ sơ sinh hay bị chảy nước mắt, mắt lúc nào cũng ướt như vừa khóc và gỉ mắt, đặc biệt khi sáng thức dậy có thể là dấu hiệu của tắc tuyến lệ.
- Điều trị viêm tắc tuyến lệ ở trẻ sơ sinh: Nên cho trẻ đi thăm khám ở các trung tâm y tế chuyên khoa về mắt để phát hiệu sớm và có biện pháp điều trị thích hợp.
+ Các bé sơ sinh bị tắc tuyến lệ thể nhẹ có thể tự khỏi khi 1 -2 tuổi. Tuy nhiên bố mẹ cũng nên biết cách vệ sinh mắt cho bé bằng cách lau mắt thường xuyên bằng khăn vải xô mềm, bông thấm nước đun sôi để nguội, nước muối sinh lý NaCl9%o. Đồng thời, kết hợp mát – xa tuyến lệ cho trẻ 5 - 10 lần/ngày, mỗi lần mát-xa từ 5 - 10 phút giúp thông chất lỏng khỏi những đoạn bị tắc và giải phóng điểm bít tắc.
+ Các bé sơ sinh bị tắc tuyên lệ thể nặng: thường áp dụng phương pháp thông tuyến lệ khi các biện pháp trên không hiệu quả. Các bác sỹ khi thăm khám sẽ quyets định thông tuyến lệ cho bé hay không và đưa ra các pháp đồ điều trị phù hợp, giúp bảo vệ đôi mắt của bé được tốt nhất.
Ngoài ra, nếu nặng hơn các bé có thể được áp dụng phương pháp phẫu thuật mở rộng tuyến lệ để mở rộng tuyến lệ nếu tất cả các biện pháp khác thất bại.
4. Lác mắt ở trẻ sơ sinh
Thông thường các bậc phụ huynh thường quan sát thấy con trẻ bị lác mắt trong mấy tháng đầu đời và lo lắng về tình trạng bé bị chứng “lác mắt”. Các bé sẽ bị ảnh hưởng tới khả năng nhìn, ngay cả khi bé vui chơi, đi xe đạp trẻ em cùng các bạn đều không tập trung được hướng nhìn, hạn chế đến vấn đề sinh hoạt và thẩm mỹ.
Hãy tìm hiểu triệu chứng và nguyên nhân, cách phòng lác mắt cho trẻ dưới đây nhé!
Bệnh về mắt ở trẻ sơ sinh nguy hiểm nên biết
- Nguyên nhân lắc mắt ở trẻ sơ sinh:
+ Trẻ trong mấy tháng đầu bị lác mắt thường là do phối hợp giữa 2 mắt còn kém và bé có thể trở lại bình thường sau đó.
+ Đối với trẻ kéo dài tình trạng lác mắt thì bạn nên nghĩ đến trường hợp dị tật về mắt ở trẻ “lác mắt” và nên cho bé đi thăm khám và có biện pháp can thiệp sớm cho bé. Bởi chứng “lác mắt” ở trẻ thường do hiện tượng mất cân bằng giữa 2 mắt vì các dây thần kinh và các cơ chéo bám vào nhãn cầu gây nên những trục trặc khi phối hợp mắt.
+ Bé mắc các tật về mắt như: cận thị, viễn thị, loạn thị. Cận thị thường gây ra lác ngoài, viễn thị gây lác vào trong.
Ngoài ra, còn do một số nguyên nhân như: bất thường ở các cơ vùng nhãn cầu, tổn thương thần kinh hoặc tổn thương não, mắt bé bị nhiễm khuẩn, chấn thương, đục thủy tinh thể, sụp mí hoặc di truyền…
- Dấu hiệu trẻ bị lác mắt: Bé thường nhìn lệch, nhìn nghiêng hoặc quay đầu mới nhìn thấy đồ vật ở bên cạnh. Khi cho trẻ chơi đồ chơi, dạo chơi trên những chiếc xe đẩy trẻ em Seebaby, Combi để ngắm cảnh để mắt bé không có phản ứng với ánh sáng hoặc không tập trung vào một vật nào.
Lắc mắt ở trẻ sơ sinh - Chứng bệnh cần điều trị sớm
- Điều trị: Khi thấy trẻ có biểu hiện lác mắt nên đưa bé đi khám sớm trước 3 tuổi để tỉ lệ chữa trị thành công cao hơn. Nếu để lâu sẽ thành tật và rất khó điều trị thành công để tránh ảnh hưởng tới sinh hoạt.
+ Bác sỹ có thể khuyên sử dụng băng kín một bên mắt không bị tất để giúp bé điều chỉnh hướng nhìn của bên bị tật tốt hơn.
+ Sử dụng loại kính đặc biệt định hướng nhìn cho bé
+ Can thiệt bằng phẫu thuật nhỏ.
Trên đây là một số dấu hiệu, nguyên nhân, cách điều trị và phòng bệnh cho bé yêu đôi mắt khỏe mạnh mẹ nên tham khảo để bảo vệ con trẻ tốt nhất nhé!
Nguồn: https://subin.vn/tin-tuc/cac-benh-ve-mat-o-tre-so-sinh-va-cac-dau-hieu-canh-bao-nguy-hiem-p3.html
CÁC TIN CÙNG NGƯỜI ĐĂNG
CÁC TIN MỚI NHẤT CÙNG CHUYÊN MỤC: TỔNG HỢP
CÁC TIN ĐƯỢC XEM NHIỀU NHẤT THUỘC CHUYÊN MỤC: TỔNG HỢP
Số tin rao: 153,333 |
Số thành viên: 12,005 |
Hôm qua: 17,300 người xem |
Hôm nay: 9,662 người xem |
![]() |
Kỉ lục: 149,063 người xem ngày 23/10/2019 |